-
Cắt túi mật sống được bao lâu – ...Khi được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật, nhiều người bệnh ...
-
Sỏi ống mật chủ: triệu chứng điển hình, ...Sỏi ống mật chủ là dạng sỏi trong đường mật gặp phổ ...
-
Cách trị sỏi mật – Đông y và ...Cách trị sỏi mật thế nào cho hiệu quả luôn là mối ...
-
Sỏi mật – những thông tin quan trọng ...Sỏi mật là tình trạng sỏi hình thành trong túi mật hoặc ...
-
Lời khuyên về chế độ ăn lý tưởng ...Sỏi mật là một bệnh phổ biến và không hề xa lạ ...
-
Sỏi gan - Giải đáp những thắc mắc ...Khi nhắc đến sỏi người ta thường chỉ nghĩ đến sỏi thận, ...
Bệnh gan nhiễm mỡ: thông tin bệnh, dấu hiệu nhận biết và điều trị
Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ hay còn còn là bệnh thoái hóa mỡ gan nguyên nhân do sự tích tụ của chất béo trung tính trong gan trên 5% trọng lượng gan. Ở một số bệnh nhân, gan nhiễm mỡ có thể kèm theo viêm gan và gây hủy hoại các tế bào gan.
Nguyên nhân nào gây bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ được coi là một căn bệnh phổ biến trên thế giới, gặp ở đa số những người uống quá nhiều rượu và những người béo phì.
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ như suy dinh dưỡng, giảm cân nhanh; sử dụng một số loại thuốc như amiodarone, methotrexate, diltiazem, tetracycline, thuốc kháng virut, glucocorticoids, tamoxifen; các bệnh đường ruột, nhiễm HIV, viêm gan C.
Bệnh gan nhiễm mỡ đa số gặp ở người béo phì và người nghiện rượu
Xem thêm:
• Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy giảm chức năng Gan: viêm gan, tăng men gan, gan nhiễm mỡ, ăn uống khó tiêu do gan kém...
• 8 Thảo dược quý giúp trị bệnh sỏi mật hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm mỡ
Những người bị gan nhiễm mỡ đa phần đều không có triệu chứng bởi vì tình trạng lắng đọng mỡ tại gan xảy ra từ từ nên các biểu hiện của nó cũng khó cảm thấy. Chỉ khi nào tốc độ lắng đọng mỡ trong gan xảy ra nhanh, lúc đó gan có thể to lên và bệnh nhân nhận thấy một số dấu hiệu:
- Mệt mỏi: Do mỡ ứ đọng trong tế bào gan khiến gan suy giảm chức năng nên người bệnh có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, bụng nôn nao.
- Sút cân bất thường: Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ có thể giảm cân bất thường cho dù họ không ăn kiêng.
- Xuất hiện các vùng da màu tối lốm đốm trên cổ hoặc nách.
- Khi bệnh tiến triển, nó có những triệu chứng như: Phân màu đen kịt như nhựa đường; phù chân và bàn chân; vàng da, lòng trắng của mắt có màu vàng; tăng các vết bầm tím; một số bệnh nhân bị rối loạn tâm thần.
Điều trị gan nhiễm mỡ thế nào?
Việc điều trị gan nhiễm mỡ chủ yếu là điều trị các nguyên nhân cơ bản gây bệnh, cụ thể:
- Nếu bị dư cân – béo phì: Áp dụng chế độ ăn hợp lý và chế độ tập luyện vận động để giảm cân.
- Đối với các bệnh lý về gan có liên quan đến uống rượu: Tuyệt đối không uống rượu.
- Ngưng ngay những thuốc có khả năng gây độc cho gan và thay thế bằng những thuốc an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Các bệnh rối loạn chuyển hóa (như tiểu đường…): Khống chế lượng đường trong máu luôn ở mức độ bình thường.
- Viêm gan siêu vi: Kiểm soát tình trạng viêm và những diễn tiến bất lợi dẫn đến xơ gan.
Chú ý rằng, ngoài việc áp dụng một chế độ thuốc men để nhằm đào thải bớt sự lắng đọng mỡ quá mức trong cơ thể cũng như để khống chế diễn tiến bất lợi của các bệnh lý cơ bản là nguyên nhân gây nhiễm mỡ gan, ở góc độ dinh dưỡng, có thể tự giảm thiểu tình trạng lắng đọng mỡ ở gan bằng cách:
+ Ăn uống khoa học:
- Giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại đồ ruột, phủ tạng, da động vật, lòng đỏ trứng.
- Hạn chế chất béo: Ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá).
- Ăn chất đạm vừa phải đúng với khả năng của gan.
- Một số thức ăn được xem là “thuốc” có tác dụng “giảm mỡ” tốt như: Dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối (bông chuối); trái cây nên lưu ý chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín; nên uống trà xanh, nước hoa hòe.
- Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi).
- Hạn chế uống rượu.
+ Vận động thường xuyên
- Cần tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên trên 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần.
Làm sao để phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ
Để tránh bị gan nhiễm mỡ, chúng ta cần tuân thủ theo một số hướng dẫn cụ thể sau:
- Đảm bảo một chế độ ăn hợp lý, khoa học: Đa dạng về chất dinh dưỡng nhưng phải hạn chế chất béo, hạn chế đồ ăn nhiều đạm, ăn tăng cường rau xanh.
- Thường xuyên tập thể dục, thể thao: Nên đi bộ hoặc chạy bước nhỏ khoảng 15 phút mỗi ngày, duy trì và kiểm soát cân nặng của bản thân.
- Hạn chế tuyệt đối uống rượu bia và các thức uống có cồn khác.
- Nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc để tránh gây độc cho gan.
- Kiểm tra đường huyết, cholesterol và triglyceride máu định kỳ mỗi 6 tháng.
Hồng Cúc
Trích nguồn: http://emedicine.medscape.com
Các bài viết khác
- Hội chứng sau cắt túi mật - biến chứng thường gặp sau mổ cắt túi mật
- Viêm túi mật có nguy hiểm không? Cách nào giảm thiểu rủi ro?
- Triệu chứng sỏi mật – 6 dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh không thể bỏ qua
- Polyp túi mật có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị dứt điểm
- Sỏi ống mật chủ: triệu chứng điển hình, cách phòng ngừa và điều trị
- Sỏi mật – những thông tin quan trọng về bệnh và cách điều trị