Bạn có biết, trong suốt cuộc đời của con người, chúng ta sẽ trải qua khoảng 25.550 ngày, tương đương với 3.650 tuần và 913 quý. Vậy 1 năm có bao nhiêu ngày? Những khái niệm tuần và quý được xác định như thế nào? Trong bài viết dưới đây, mời bạn theo dõi chi tiết hơn các khái niệm về thời gian và cách tính lịch âm dương.
1. 1 năm có bao nhiêu ngày?
Về cơ bản, số ngày trong năm không cố định mà dựa theo cách tính năm âm lịch, dương lịch và âm dương lịch.
- Năm âm lịch: Năm thường có 354-355 ngày, năm nhuận có 383-385 ngày (Thêm 1 tháng). Trong đó, lịch âm được tính dựa theo vòng quay của Mặt Trăng so với Trái Đất, thường dùng ở các nước phương Đông.
- Năm dương lịch: Năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày (Thêm 1 ngày 29 vào tháng 2). Lịch dương được tính dựa theo vị trí, vòng quay của Mặt Trời so với Trái Đất, hiện phổ biến trên toàn thế giới.
- Lịch âm dương: Năm thường có 353-355 ngày, năm nhuận có 383-385 ngày (Thêm 1 tháng). Âm dương lịch thể hiện mối quan hệ Mặt Trời với Trái Đất, cũng thể hiện các pha tròn khuyết trong chu kỳ quay của Mặt Trăng.
Trong lịch dương, cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận, âm dương lịch thì cứ 2-3 năm lại thêm 1 tháng nhuận. Nhưng để tìm ra năm nhuận trong âm lịch thì lại tính toán khó hơn.
- Năm dương lịch: Bạn lấy số năm đó chia cho 4, nếu kết quả chia hết thì đó là năm nhuận. Ví dụ 2024 chia 4 ra đúng 506, thì tức là 2024 là năm nhuận.
- Năm âm lịch: Bạn lấy số năm chia cho 19, nếu số dư là 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì đó là năm nhuận. Ví dụ, năm 2012 chia 19 được số dư là 17, vậy 2012 là năm nhuận có thêm 1 tháng.
Năm nhuận sẽ có thêm 1 ngày 29 vào tháng 2
2. 1 năm có bao nhiêu tuần?
Hiện nay, trên toàn thế giới đều có cách tính tuần chung, đó là mỗi tuần sẽ có 7 ngày, bắt đầu từ thứ Hai đến hết Chủ Nhật. Vậy nên trong năm không nhuận, mỗi năm sẽ có 52 tuần và dư 1 ngày. Trong năm nhuận 366 ngày, mỗi năm sẽ có 52 tuần và dư thêm 2 ngày.
Tuy nhiên trước đây, người Trung Quốc cổ đại định nghĩa mỗi tuần có đến 10 ngày. Tức là mỗi tháng chỉ chia thành 3 tuần, lần lượt là Thượng tuần, Trung tuần và Hạ tuần. Vậy nên 1 năm theo cách tính của người Trung Hoa cổ chỉ có 36 tuần lễ.
3. 1 năm có bao nhiêu quý?
1 năm được chia thành 4 quý, mỗi quý 3 tháng, tương đương như cách chia mùa tại Việt Nam.
- Quý 1: Gồm 3 tháng là tháng 1, tháng 2 và tháng 3.
- Quý 2: Gồm 3 tháng là tháng 4, tháng 5 và tháng 6.
- Quý 3: Gồm 3 tháng là tháng 7, tháng 8 và tháng 9.
- Quý 4: Gồm 3 tháng là tháng 10, tháng 11 và tháng 12.
Trong sinh hoạt bình thường, chúng ta thường không sử dụng đến khái niệm quý. Người ta chia năm thành quý để theo dõi và quản lý thời gian, đặc biệt trong kinh doanh, tài chính, trường học,... Ví dụ trong doanh nghiệp, chia quý để đánh giá hiệu quả và đưa ra kế hoạch cho các quý tiếp theo.
1 năm gồm 4 quý, mỗi quý được chia tương tự như 4 mùa trong năm
4. Sự khác biệt giữa lịch âm và lịch dương
Lịch là hệ thống các chu kỳ thời gian, giúp con người theo dõi và sắp xếp các công việc. Nhưng giữa lịch âm và lịch dương lại có sự khác biệt đáng kể, dựa vào sự chuyển động của Mặt Trăng và Mặt Trời.
4.1. Nguồn gốc của lịch
Lịch là một hệ thống để đo lường và sắp xếp thời gian, được phát minh từ lâu đời bởi con người. Người cổ đại đã biết dùng hiện tượng mặt trời mọc - lặn để tính ngày, sau đó dần hoàn thiện hơn.
Theo các nhà khảo cổ, lịch xuất hiện từ thời Đại Hồi cổ đến Thời kỳ đồ đồng với 3 cách tính là: Ngày, năm mặt trời và quý âm. Lịch Sumerian với tuổi đời cách đây hơn 10 nghìn năm chính là lịch cổ nhất, sau đó là lịch Ai Cập và Elamite.
Trong suốt chiều dài lịch sử, có rất nhiều quốc gia xuất hiện, tương ứng với nhiều cách tính thời gian. Nhưng chủ yếu, ta tập trung vào lịch Julian xuất hiện tại La Mã những năm 45 TCN. Nó là tiền thân của lịch Gregorian - Cách tính toán hiện nay đang được toàn thế giới sử dụng.
4.2. Cách tính của lịch dương
Lịch Dương là hệ thống lịch dựa trên chu kỳ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, mỗi năm thường có 365 ngày. Theo lịch Gregory, cứ sau 4 năm, ta thêm 1 ngày vào tháng 2 để đảm bảo thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời khớp với chu kì mùa. Lịch Dương được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới và là hệ thống lịch chính thức của Việt Nam.
Lịch dương xuất hiện lần đầu tiên từ thời La Mã, là biến thể của lịch Julian do Giulius Caesar sáng tạo. Còn cách tính thời gian gần nhất hiện nay chính là Gregorian, xuất hiện năm 1582 bởi Giáo hoàng Gregory XIII.
4.3. Cách tính của lịch âm
Âm lịch là hệ thống lịch dựa trên chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất, mỗi năm thường có 354 ngày. Người ta quan sát các pha của Mặt Trăng (trăng tròn, trăng khuyết, trăng lưỡi liềm) để chia thành các tháng. Lịch âm gần như không không gắn liền với các mùa. Vậy nên âm lịch chậm hơn dương lịch từ 11-12 ngày, chỉ khớp với nhau sau 33-34 năm Hồi Giáo.
Lịch âm thường sẽ chậm hơn lịch dương
Hiện nay, lịch âm sử dụng phổ biến ở các nước phương Đông, đặc biệt ở các khu vực ven biển dễ quan sát Mặt Trăng. Lịch âm được sử dụng phổ biến ở các nước Đông Á, ví dụ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
5. Tổng hợp các ngày lễ của lịch dương
Trên thế giới có rất nhiều ngày lễ, vậy nên nội dung dưới đây chỉ tổng hợp những ngày lễ của lịch dương tại Việt Nam.
- Ngày 1/1: Tết Dương lịch, ngày bắt đầu năm mới theo lịch dương.
- Ngày 3/2: Kỷ niệm nhân ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Ngày 14/2: Lễ tình nhân (hay còn gọi là Valentine).
- Ngày 8/3: Ngày Quốc tế Phụ nữ.
- Ngày 26/3: Kỷ niệm nhân ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Ngày 22/4: Ngày Trái đất.
- Ngày 30/4: Ngày giải phóng Miền Nam đồng thời thống nhất đất nước.
- Ngày 1/5: Quốc tế lao động.
- Ngày 19/5: Ngày sinh của Bác Hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Ngày 1/6: Kỷ niệm nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi.
- Ngày 27/7: Kỷ niệm nhân ngày Thương binh Liệt sĩ.
- Ngày 19/8: Kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám thành công.
- Ngày 2/9: Kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Ngày 20/11: Kỷ niệm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Ngày 22/12: Kỷ niệm nhân ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Ngày 25/12: Lễ Giáng Sinh.
Trong đó, với người đi làm, những ngày được nghỉ lễ là: 1/1, 30/4, 1/5 và 2/9.
6. Tổng hợp các ngày lễ của lịch âm
Bên cạnh những ngày lễ dương lịch, ngày lễ âm lịch có tính chất “riêng tư” hơn. Bởi ngày âm lịch chỉ có Việt Nam và một số nước dùng lịch âm kỷ niệm.
- Ngày 1/1 đến 4/1: Tết Nguyên Đán.
- Ngày 15/1: Rằm tháng Giêng hay chính là Tết Nguyên Tiêu.
- Ngày 3/3: Tết Hàn Thực.
- Ngày 10/3: Giỗ tổ Hùng Vương.
- Ngày 8/4 đến 15/4: Lễ Phật Đản.
- Ngày 5/5: Tết Đoan Ngọ.
- Ngày 15/7: Lễ Vu Lan.
- Ngày 15/8: Tết Trung Thu.
- Ngày 23/12: Cúng Ông Công, Ông Táo.
Ngoài ra, theo ngày âm lịch, người dân Việt Nam còn kỷ niệm vào các ngày 15 hàng tháng, hay còn gọi là ngày Rằm. Theo lịch âm, nhân viên công chức được nghỉ vào các ngày: Tết Nguyên Đán, Giỗ tổ Hùng Vương.
Trong bài viết trên, bạn đọc đã tìm hiểu về lịch và trả lời được câu hỏi 1 năm có bao nhiêu ngày. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc, cũng hiểu được tầm quan trọng của lịch và cách tính thời gian trong năm.